Đang tải...
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)

Tin tức chuyên ngành

Uống rượu bia trước khi lái - hiểm họa rình rập

Thực hiện đợt cao điểm bảo trật tự an toàn giao thông - an ninh trật tự dịp Quốc khách 2/9, sáng 16/8, Phòng CSGT (PC67), Công an Hà Nội đã ra quân kiểm tra xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

 

Ngay ngày đầu tiên ra quân xử phạt lỗi nồng độ cồn, Phòng CSGT - Công an TP Hà Nội đã xử phạt một tài xế mức 17 triệu đồng, tạm giữ ôtô 7 ngày, tước bằng 5 tháng. Theo nhiều nguồn tin, tài xế này cho biết mới chỉ uống 2 ly bia, nồng độ cồn đo được ở mức 0,622 miligam/lít khí thở. Như vậy, CSGT đã căn cứ mức phạt được quy định tại Nghị định số 46 của Chính phủ với mức khung phạt cụ thể của trường hợp này là phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, ngoài ra còn áp dụng hình thức xử lý bổ sung tạm giữ phương tiện đến 7 ngày và tước GPLX từ 4- 6 tháng là hoàn toàn đúng quy định.

Cũng trong ngày ra quân, có người lái ôtô chỉ uống một ly bia cũng bị xử phạt tới 2,5 triệu đồng, bị giữ xe 7 ngày.

Sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều độc giả đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ, phạt thật nặng người uống rượu bia lái xe để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy vậy cũng có những ý kiến cho rằng mức phạt trên là quá nặng.

Trong những ngày qua, giải pháp kiểm soát nồng độ cồn, phạt tiền, tước giấy phép lái xe và và tạm giữ phương tiện đang là tâm điểm chú ý của dư luận. Vậy, mức xử phạt như vậy là nặng hay nhẹ?

Nhiều nghiên cứu chỉ rõ khả năng điều khiển phương tiện suy giảm nhanh chóng khi nồng độ cồn trong máu tăng. Mới uống một chút (cỡ khoảng nửa cốc bia hoặc nửa ly rượu vang), khả năng phân tích, phản ứng, xử lý của người điều khiển phương tiện đã bị giảm rất nhanh. Đặc biệt, khi sử dụng rượu bia, khả năng kiềm chế của người lái giảm, nguy hiểm hơn xuất hiện tâm lý “vẫn có thể lái xe an toàn” trong khi thực tế không phải như vậy.

Sẽ có người thắc mắc, ngoài Việt Nam ra, có nước nào phạt nặng người sử dụng rượu bia như vậy không?

Điều khiển phương tiện trong khi uống rượu bia quá mức cho phép là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng vì mất kiểm soát với phương tiện, uy hiếp an toàn của người khác và của chính bản thân người điều khiển phương tiện. Hành vi này có thể gây nên những hậu quả rất lớn, từ tổn thất về tài sản đến thương vong thậm chí chết người bất cứ lúc nào. Chính bởi vậy phần lớn các nước trên thế giới coi đây là loại tội phạm, do đó có thể áp dụng các giải pháp đối với tội phạm để xử lý (phạt/tịch thu/tù giam) với mức phạt rất nặng.

Các quốc gia như Cộng hòa Czech, Romania, Hungary và Slovakia áp dụng chính sách cấm tuyệt đối sử dụng rượu bia khi lái xe. Ở Đức mặc dù áp dụng mức 50 mg nhưng cũng cấm tuyệt đối với những lái xe mới trong vòng 2 năm kể từ khi nhận bằng. Tại Anh Quốc, nếu bị phát hiện điều khiển phương tiện với nồng độ cồn quá mức cho phép, mức phạt có thể lên tới 6 tháng tù giam, đóng 5.000 bảng, và cấm lái xe trong vòng 1 năm.

Trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng uống rượu bia lái xe dẫn đến chết người, mức phạt có thể lên tới 14 năm tù giam, phạt tiền không giới hạn, cấm lái xe từ 2 năm đến vĩnh viễn và phải trải qua một cuộc sát hạch rất nghiêm khắc và chặt chẽ hơn bài kiểm tra lái tiêu chuẩn để có thể lấy lại bằng.

Phạt tù cũng được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới với lỗi uống rượu bia quá mức cho phép như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Một số quốc gia khác thì quy định mức cho phép nồng độ cồn nhất định nhưng cũng đồng thời quy định mức phạt rất nặng nếu vượt mức cho phép. Ở Scotland, quy định tịch thu xe khi lái với nồng độ cồn quá hạn được áp dụng từ năm 2009.

Uống rượu, bia là sở thích, là việc riêng của mỗi người, khi pháp luật không cấm thì người ta có quyền uống. Tuy vậy, uống rượu bia rồi lại điều khiển phương tiện giao thông thì không còn là việc riêng nữa. Các bạn xin hãy nhớ rằng, đằng sau tay lái của các bạn là sự an toàn của biết bao người. Chiếc xe các bạn đang lái “chở” cả tương lai, hạnh phúc của gia đình và những người xung quanh. Mong các bạn luôn tâm niệm một điều: “Đã uống thì không lái, đã lái thì không uống”.

Bài viết liên quan

Scroll To Top