Đang tải...
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)

Phương án PCCC 2024 tại văn phòng

PHƯƠNG ÁN
Phòng cháy chữa cháy tại Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng

Năm học 2024

 _________________________



A. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY
I. Vị trí địa lý
1. Vị trí của Văn phòng
Tên cơ sở:  Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Địa chỉ: Tổ 20, KP3, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Điện thoại: 0251.656.6868                  Hotline: 08.678.12366
Cơ sở nằm ở khu mặt đường dân sinh, cách UBND Phường Long Bình Tân khoảng 6 km, cách trung tâm Tp. Biên Hòa khoảng 10 km, cách trung tâm tỉnh Đồng Nai khoảng 12km. Có tổng diện tích sử dụng 200m2..
- Phía Đông giáp: đường Bùi Văn Hòa
- Phía Tây giáp: Khuôn viên Cục Hậu cần/BTTM phía Nam
- Phía Nam giáp: Nhà dân.
- Phía Bắc giáp: Hàng rào và đất trống.
2. Đặc điểm về kiến trúc các khối công trình.
2.1. Về cơ sở vật chất
Khu Văn phòng là nhà cấp 4 lợp tôn có 7 Phòng phục vụ cho công tác tư vấn tuyển sinh và dạy học lái xe ô tô, mô tô.
(1) Căn tin
(2) Phòng học Cabin lái xe ô tô
(3) Phòng học máy tính lái xe ô tô, mô tô
(4) Phòng tư vấn tuyển sinh
(6) Phòng làm việc Hiệu phó
(7) Phòng làm việc Hiệu phó
Ngoài ra tận dụng vách giữa 2 khu làm kho nhỏ và 01 nhà vệ sinh chung.
2.2. Về con người
+ Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại văn phòng: 10 người
+ Tổng số học viên học tối đa tại văn phòng là 23 em/ca. 
* Chia theo phòng học:
+ Cabin: 03 học viên/lượt (Học từ 7h00 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần)
+ Máy tính:  20 học viên/lượt (Học từ 7h00 đến 17h30 tất cả các ngày trong tuần)
II. Giao thông phục vụ chữa cháy
- Giao thông bên ngoài: Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng nằm dọc theo đường Bùi Văn Hòa cách Công an phường Long Bình Tân 5 km, Cách cách trung tâm Thành phố Biên Hòa 10 km. Giao thông thông suốt thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận.
- Giao thông bên trong: Đường nội bộ thảm nhựa rộng và thoáng, xe chữa cháy hoạt động được liên tục.
III. Nguồn nước chữa cháy
TT Nguồn nước Trữ
lượng (m3)
hoặc lưu lượng (l/s)
Vị trí, khoảng cách nguồn nước Những điểm cần lưu ý
I Bên trong:      
  Nước máy trực tiếp   Nhà vệ sinh và phía ngoài dãy văn phòng làm việc Lấy từ nguồn nước máy
II Bên ngoài:      
  Cách tường là nhà dân và khu quân đội Có chỗ lấy nước là ao khu quân đội và nước máy Cách văn phòng 50 m Lấy từ nguồn nước hồ, nước máy
IV. Tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc
- Văn phòng là khu nhà làm việc cấp 4, nằm trong khuôn viên của Cục Hậu cần/BTTM phía Nam, phía trước giáp đường nhựa. Diện tích khuôn viên 200 m2, tổng diện tích xây dựng 175 m2. Gồm 1 dãy nhà cấp 4 tường gạch, nền gạch, mái tôn; 02 phòng học, 03 phòng làm việc, 01 kho và 01 nhà vệ sinh.
- Trang bị nội thất bên trong chủ yếu là bàn ghế làm việc, tủ sắt, tủ gỗ đựng hồ sơ, máy vi tính, 03 máy cabin mô phỏng đào tạo lái xe, bố trí thông thoáng, tất cả các phòng đều có cửa thoát ra phía trước.
-  Nguồn nhiệt gây cháy chủ yếu là hệ thống điện gặp sự cố chập điện gây cháy.
- Tính chất cháy nổ tương đối an toàn PCCC.
- Khả năng xảy ra sự cố ít.
V. Tổ chức lực lượng, chữa cháy tại chỗ
1Tổ chức lực lượng
Lực lượng PCCC cơ quan gồm 16 người (có 04 nữ). Trực ban ngày 05 người, ban đêm 01 người (nam).
2Lực lượng thường trực chữa cháy
Lực lượng thường trực phòng chống cháy nổ được thành lập kèm theo Quyết định số: 15/QĐ-TCĐTH ngày 09/02/2023 của Hiệu trưởng về việc thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy năm 2023. Gồm 10 thành viên được phân công cụ thể (Theo bảng phân công)
VI. Phương tiện chữa cháy của văn phòng
- Bình chữa cháy tổng hợp: 05 bình.
- Thang: 01 cái
- Xô, chậu  xách nước:  05 cái.
- Nước sạch ống  Ø 21:  01 ống dài 50m
- Cuốc, xẻng: 05 cái
- Vỏ chăn: 02 cái
- Móc câu: 01
Tất cả các phương tiện chữa cháy được đặt nơi thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra .
B.  PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY 
I. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất
1. Giả định tình huống cháy
-  Vào lúc 14 giờ 00 tại phòng làm việc.
- Nguyên nhân: Do sự cố chập điện gây cháy.
- Thời gian cháy tự do: 03 phút.
- Diện tích đám cháy: 16m2.
- Số người bị mắc kẹt trong đám cháy: 0 người.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: khi xảy ra sự cố cháy, lực lượng trực tại chỗ chưa phát hiện được, đám cháy phát triển và bắt đầu lan ra các khu vực khác là phòng làm việc. Khi lực lượng trực phát hiện được thì đám cháy phát triển rất mạnh, lực lượng trực đã dùng bình chữa cháy để dập cháy nhưng không có hiệu quả, sau đó triển khai các vòi nước, xô nước để chữa cháy.
- Khi xảy ra cháy có hơn 20 học sinh và 08 cán bộ, giáo viên, nhân viên đang dạy học và làm việc tại khu văn phòng học nên công tác cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy là công tác quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Do đám cháy tỏa ra nhiều nhiệt và khói nên công tác cứu người gặp rất nhiều khó khăn.
- Đám cháy có xu hướng lan sang các phòng lân cận, bên cạnh công tác chữa cháy cần triển khai lực lượng cứu người mắc kẹt; đồng thời tổ chức di chuyển tài sản nhằm bảo vệ và giảm thiểu được số lượng chất cháy trong đám cháy.
- Dự kiến khả năng lan truyền và ảnh hưởng của đám cháy: Khi xảy ra cháy, với chất cháy ban đầu là dây điện, giấy tờ, trần thạch cao và các thiết bị dạy học,.... đám cháy phát triển nhanh, lửa và khói bao phủ dày đặc. Nhiệt lượng toả ra lớn và truyền nhiệt qua tường, sàn, trần nhà gây cháy lan sang phòng học khác. Nhiệt lượng và khói tràn ra cửa sổ, cửa đi với nồng độ lớn gây cản trở cho việc cứu chữa, thoát nạn, cứu tài sản của lực lượng chữa cháy. Nếu để đám cháy kéo dài, các phòng học mất khả năng chịu lực dẫn đến sụp đổ nguy hiểm.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy
2.1. Quy trình tổ chức chữa cháy khi có cháy xảy ra
 Khi xảy ra cháy thì người phát hiện cháy đầu tiên hô to “Cháy! Cháy! Cháy!” hoặc dùng còi, kẻng báo động cho mọi người biết có cháy xảy ra. Người lãnh đạo cơ sở (Ban chỉ huy chữa cháy) hoặc đội trưởng, đội phó đội PCCC cơ sở là chỉ huy chữa cháy, huy động lực lượng có mặt tại hiện trường và tổ chức thực hiện đồng thời các nhiệm vụ sau:
+ Tổ chức cắt điện khu vực xảy ra cháy và các khu vực có liên quan đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các lực lượng tham gia chữa cháy.
+ Hướng dẫn mọi người trong khu vực cháy và các khu vực lân cận ra nơi an toàn.
+ Tổ chức cứu người bị nạn trong đám cháy và khu vực lân cận (nếu có).
 + Tổ chức sử dụng các bình chữa cháy hiện có để chữa cháy, hạn chế cháy lan, cháy lớn.
+ Triển khai đường đội hình nối ống nước lấy nước từ các vòi ở nhà vệ sinh, Xô xách ở các bồn để khống chế đám cháy.
+ Tổ chức cứu tài sản, di chuyển các loại tài sản trong đám cháy và khu vực xung quanh ra khu vực an toàn. Nhanh chóng gọi điện số 114 báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến chữa cháy, đồng thời gọi điện cho các cơ quan chức năng như: Công an Phường, Chi nhánh điện, Phòng khám đa khoa Long Bình đến hỗ trợ trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và cấp cứu người bị nạn (nếu có).
+ Khi các lực lượng của cơ quan chức năng đến thì phối hợp đảm bảo ANTT, bảo vệ tài sản mang ra từ đám cháy, điều tiết giao thông phục vụ cho công tác chữa cháy và bảo vệ hiện trường vụ cháy.
+ Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy tại chỗ có nhiệm vụ báo cáo tình hình diễn biến đám cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp nắm như: vị trí cháy, chất cháy, số người bị nạn…
 + Phục vụ tốt công tác hậu cần, công tác chiếu sáng nếu chữa cháy lâu dài và vào ban đêm.
+ Sau khi đám cháy được dập tắt phải phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ tốt hiện trường vụ cháy.
TT Đơn vị huy động Điện thoại Ghi chú
1 Đội chữa cháy cơ sở 0973805888  
2 Công an TP. Biên Hòa 0251 3991 666  
3 Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH 02513 899 909  
4 Trung tâm báo cháy và cứu nạn, cứu hộ 114  
2.2. Kế hoạch tổ chức chữa cháy cụ thể
- Hiệu trưởng (Trưởng ban chỉ huy chữa cháy) hoặc người có quyền cao nhất của đơn vị (theo danh sách đội chữa cháy cơ sở) có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy đầu tiên. 
- Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy, cụ thể như sau:
2.2.1. Tổ thông tin (2 người): Nguyễn Đỗ Quân, Đỗ Thị Hồng Nhung
Khi nhận được tin báo có cháy xảy ra trong cơ sở thì nhanh chóng thông báo cho BCH chữa cháy cơ sở.
Thông báo cho lực lượng chữa cháy cơ sở và báo động cháy cho toàn bộ nhân viên trong cơ sở. Đồng thời gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát PC& CC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
- Khi có người bị nạn trong đám cháy cần cấp cứu, gọi điện cho 115.
- Cử người thường xuyên trực máy đảm bảo thông tin liên tục.
2.2.2. Tổ thường trực (02 người): Nguyễn Đỗ Quân, Nguyễn Thế Tuấn
Khi nghe báo động cháy xảy ra, nhanh chóng cắt điện toàn khu vực cháy.
- Đón xe và các lực lượng tham gia phối hợp chữa cháy, hướng dẫn đường đi lối lại, vị trí đỗ xe chữa cháy.
- Ngăn không để người không có nhiệm vụ vào trong khu vực chữa cháy.
- Bảo vệ tài sản cứu được từ trong và xung quanh khu vực cháy đề phòng kẻ gian trộn cắp hoặc phá hoại.
- Bảo vệ hiện trường cháy khi đám cháy được dập tắt theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp để khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
- Tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
2.2.3. Tổ chữa cháy (10 người-Trong đội PCCC,CHCN)              
- Khi nhận được tin cháy, nhanh chóng tổ chức trinh sát đám cháy, xác định vị trí cháy là khu vực phòng máy tính, tổ chức khẩn trương cứu người bị nạn trong đám cháy (nếu có).
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy (bình bột, bình CO2) phun trực tiếp vào gốc lửa để dập tắt đám cháy.
- Trường hợp đám cháy đã phát triển mạnh, diện tích lớn, tỏa ra nhiều khói thì phải sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường gần nhất khu vực đang cháy sử dụng 02 vòi phun nước vào gốc lửa để khống chế sự phát triển của đám cháy, trong đó 01 vòi linh động vừa chữa cháy vừa phun nước làm mát các cấu kiện xung quanh, dung xô, chậu lấy nước hắt vào đám cháy… nhằm hạn chế cháy lớn, cháy lan.
- Tiến hành phá cửa sổ để thoát khói; song song với việc chữa cháy phải tiến hành di chuyển tài sản, các chất dễ bắt lửa, dễ cháy ra nơi an toàn, ngăn chặn cháy lan.
- Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến, phối hợp cùng chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản ra khỏi khu vực cháy và làm các việc đột xuất khác khi được điều động.
2.2.4. Tổ vận chuyển cứu thương (2 người): Lê Thị Lan Anh, Bùi Văn Châu.
- Tổ chức cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy (nếu có), tập trung người bị nạn ra khu vực an toàn.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc men, bông băng, cáng cứu thương và các dụng cụ y tế cần thiết để cấp cứu ban đầu (nếu có).
- Tiến hành công tác sơ cứu ban đầu và đưa lên xe cấp cứu chở đến bệnh viện nếu có người bị thương nặng (nếu có).
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng khác cứu người bị nạn.
- Tham gia cứu chữa, vận chuyển tài sản đến khu vực an toàn và tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
2.2.5. Hướng dẫn học viên thoát khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn: Bùi Văn Châu, Hoàng Văn Tài.
3. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy (CHCC) tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt để chữa cháy
- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
- Tham gia chỉ huy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất.
- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ cháy.
4. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy
I. Phương án xử lý các tình huống cháy đặc trưng:
I. Tình huống 1
1. Tình huống cháy
- Thời điểm xảy ra cháy: 11 giờ 30 phút.
- Điểm xuất phát cháy: Đám cháy xuất phát từ ổ cắm máy photocoppy.
- Thời gian cháy tự do: 2 phút.
- Diện tích đám cháy: 02 m2.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: Do chập điện tại ổ cắm điện.
- Số người bị mắc kẹt trong đám cháy: 0 người.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: khi xảy ra sự cố cháy, lực lượng trực chưa đến kịp, chỉ có 01 có nhân viên phát hiện thực hiện cắt điện toàn hệ thống và dùng bình chữa cháy để dập cháy nhưng không có hiệu quả, đám cháy đã phát triển bao trùm một góc phòng làm việc. Khi lực lượng thường trực đến thì đám cháy phát triển mạnh, triển khai vòi bơm nước và các xô nước chữa cháy thì đám cháy được khống chế, không có khả năng lan sang khu vực khác.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy
2.2. Kế hoạch tổ chức chữa cháy cụ thể
- Hiệu trưởng (Trưởng ban chỉ huy chữa cháy) hoặc người có quyền cao nhất của đơn vị (theo danh sách đội chưa cháy cơ sở) có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy đầu tiên. 
- Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy, cụ thể như sau:
2.2.1. Tổ thông tin (2 người): Nguyễn Đỗ Quân, Đỗ Thị Hồng Nhung
Khi nhận được tin báo có cháy xảy ra trong cơ sở thì nhanh chóng thông báo cho BCH chữa cháy cơ sở.
Thông báo cho lực lượng chữa cháy cơ sở và báo động cháy cho toàn bộ nhân viên trong nhà trường. Đồng thời gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát PC& CC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 (nếu có).
- Khi có người bị nạn trong đám cháy cần cấp cứu, gọi điện cho 115.
- Cử người thường xuyên trực máy đảm bảo thông tin liên tục.
2.2.2. Tổ thường trực (02 người): Nguyễn Đỗ Quân, Nguyễn Thế Tuấn
Khi nghe báo động cháy xảy ra, nhanh chóng cắt điện toàn khu vực cháy
- Mở cổng chính của trụ sở để đón xe và các lực lượng tham gia phối hợp chữa cháy, hướng dẫn đường đi lối lại, vị trí đỗ xe chữa cháy.
- Ngăn không để người không có nhiệm vụ vào trong khu vực chữa cháy.
- Bảo vệ tài sản cứu được từ trong và xung quanh khu vực cháy đề phòng kẻ gian trộn cắp hoặc phá hoại.
- Bảo vệ hiện trường cháy khi đám cháy được dập tắt theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp để khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
- Tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
2.2.3. Tổ chữa cháy (05 người): (Các thành viên còn lại trong ban PCCC)                                                                                           
 Khi nhận được tin cháy, nhanh chóng tổ chức trinh sát đám cháy, xác định vị trí cháy là cầu thang khu vực nhà A , tổ chức khẩn trương cứu người bị nạn trong đám cháy (nếu có).
Sử dụng các phương tiện chữa cháy (bình bột, bình CO2) phun trực tiếp vào gốc lửa để dập tắt đám cháy.
Trường hợp đám cháy đã phát triển mạnh, diện tích lớn, tỏa ra nhiều khói thì phải sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường gần nhất khu vực đang cháy sử dụng 01 vòi phun nước vào gốc lửa để khống chế sự phát triển của đám cháy, 01 vòi phun nước làm mát các cấu kiện xung quanh nhằm hạn chế cháy lớn, cháy lan.
 Tiến hành phá cửa sổ để thoát khói; song song với việc chữa cháy phải tiến hành di chuyển tài sản, các chất dễ bắt lửa, dễ cháy ra nơi an toàn, ngăn chặn cháy lan.
Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến, phối hợp cùng chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản ra khỏi khu vực cháy và làm các việc đột xuất khác khi được điều động.
2.2.4. Tổ vận chuyển cứu thương (2 người): Lê Thị Lan Anh, Bùi Văn Châu.
- Tổ chưc cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy (nếu có), tập trung người bị nạn ra khu vực an toàn.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc men, bông băng, cáng cứu thương và các dụng cụ y tế cần thiết để cấp cứu ban đầu (nếu có).
- Tiến hành công tác sơ cứu ban đầu và đưa lên xe cấp cứu chở đến bệnh viện nếu có người bị thương nặng (nếu có).
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng khác cứu người bị nạn.
- Tham gia cứu chữa, vận chuyển tài sản đến khu vực an toàn và tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
3. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy (CHCC) tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy
- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp (nếu có).
- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
- Tham gia chỉ huy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất.
- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ cháy.
4. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy.
II. Tình huống 2
1. Tình huống cháy
- Thời điểm xảy ra cháy: 17h50 phút.
- Điểm xuất phát cháy: Đám cháy xuất phát từ phòng máy tính
- Thời gian cháy tự do: 02 phút.
- Diện tích đám cháy: 3m2.
- Nguyên nhân xảy ra cháy: do chập điện.
- Số người bị mắc kẹt trong đám cháy: 0 người.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: khi xảy ra sự cố cháy, lực lượng bảo vệ phát hiện kịp thời, đám cháy chưa phát triển mạnh. Đám cháy có xu hướng lan sang các phòng xung quanh, với chất cháy ban đầu là phông, màn, bàn ghế gỗ thiết bị điện, …. tỏa ra nhiệt độ lớn và nhiều khói. Sau một thời gian cháy có khả năng bắt cháy qua các phòng xung quanh và các phòng ở tầng trên tạo ra đám cháy lớn và phức tạp. Lực lượng bảo vệ đã dùng bình chữa cháy để chữa cháy và triển khai  01 vòi từ bể chứa nước dự trữ khu vệ sinh.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy
2.2. Kế hoạch tổ chức chữa cháy cụ thể
- Hiệu trưởng (Trưởng ban chỉ huy chữa cháy) hoặc người có quyền cao nhất của Đơn vị (theo danh sách đội chưa cháy cơ sở) có mặt tại đám cháy là người chỉ huy chữa cháy đầu tiên. 
- Ban chỉ huy chữa cháy nhanh chóng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ PCCC cơ sở để triển khai công tác chữa cháy, cụ thể như sau:
2.2.1. Tổ thông tin (2 người): Nguyễn Đỗ Quân, Đỗ Thị Hồng Nhung
Khi nhận được tin báo có cháy xảy ra trong cơ sở thì nhanh chóng thông báo cho BCH chữa cháy cơ sở.
Thông báo cho lực lượng chữa cháy cơ sở và báo động cháy cho toàn bộ nhân viên trong cơ sở. Đồng thời gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát PC& CC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
- Khi có người bị nạn trong đám cháy cần cấp cứu, gọi điện cho 115.
- Cử người thường xuyên trực máy đảm bảo thông tin liên tục.
2.2.2. Tổ thường trực (2 người): Nguyễn Đỗ Quân, Nguyễn Thế Tuấn
Khi nghe báo động cháy xảy ra, nhanh chóng cắt điện toàn khu vực cháy
- Mở cổng chính của trụ sở để đón xe và các lực lượng tham gia phối hợp chữa cháy, hướng dẫn đường đi lối lại, vị trí đỗ xe chữa cháy.
- Ngăn không để người không có nhiệm vụ vào trong khu vực chữa cháy.
- Bảo vệ tài sản cứu được từ trong và xung quanh khu vực cháy đề phòng kẻ gian trộn cắp hoặc phá hoại.
- Bảo vệ hiện trường cháy khi đám cháy được dập tắt theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp để khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
- Tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
2.2.3. Tổ chữa cháy (05 người): (Các thành viên còn lại trong ban PCCC)                                              
 Khi nhận được tin cháy, nhanh chóng tổ chức trinh sát đám cháy, xác định vị trí cháy là khu vực phòng hội đồng, tổ chức khẩn trương cứu người bị nạn trong đám cháy (nếu có).
Sử dụng các phương tiện chữa cháy (bình bột, bình CO2) phun trực tiếp vào gốc lửa để dập tắt đám cháy.
Trường hợp dùng bình chữa cháy xách tay không đạt hiệu quả, đám cháy vẫn tỏa ra nhiều khói và nhiệt thì phải sử dụng hệ thống chữa cháy vách tường gần nhất khu vực đang cháy sử dụng 02 vòi phun nước vào gốc lửa để khống chế sự phát triển của đám cháy.
 Tiến hành phá cửa sổ để thoát khói; song song với việc chữa cháy phải tiến hành di chuyển tài sản, các chất dễ bắt lửa, dễ cháy ra nơi an toàn, ngăn chặn cháy lan.
Khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến, phối hợp cùng chữa cháy, cứu người bị nạn, cứu tài sản ra khỏi khu vực cháy và làm các việc đột xuất khác khi được điều động.
2.2.4. Tổ vận chuyển cứu thương (2 người): Lê Thị Lan Anh, Bùi Văn Châu.
- Tổ chưc cứu người bị nạn ra khỏi đám cháy (nếu có), tập trung người bị nạn ra khu vực an toàn.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc men, bông băng, cáng cứu thương và các dụng cụ y tế cần thiết để cấp cứu ban đầu (nếu có).
- Tiến hành công tác sơ cứu ban đầu và đưa lên xe cấp cứu chở đến bệnh viện nếu có người bị thương nặng (nếu có).
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và các lực lượng khác cứu người bị nạn.
- Tham gia cứu chữa, vận chuyển tài sản đến khu vực an toàn và tham gia các việc khác khi Ban chỉ huy chữa cháy huy động.
3. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy (CHCC) tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt để chữa cháy
- Bàn giao nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
- Có trách nhiệm báo cáo tình hình vụ cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp.
- Tham gia chỉ huy chữa cháy đạt hiệu quả cao nhất.
- Tham gia điều tra, xác định nguyên nhân vụ cháy.
4. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy 
C.  BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Trường hợp có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại theo quy định.
TT Ngày, tháng, năm Nội dung bổ sung, chỉnh lý Người xây dựng phương án ký Người phê duyệt  phương án ký
1 2 3 4 5
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
 
D.  THEO DÕI HỌC VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY
Ghi rõ việc đã tổ chức học và thực tập các tình huống cháy trong phương án, có sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện đã thực tập và đính kèm vào phương án chữa cháy này
Ngày, tháng, năm Nội dung, hình thức học tập, thực tập Tình huống cháy Lực lượng, phương tiện tham gia Nhận xét, đánh giá kết quả
1 2 3 4 5
         
         
         
         
         
         
         
         
         
         
 
…………, ngày …../………./………..
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Biên Hòa, ngày 02 tháng 01 năm 2024
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Nguyễn Anh Tuấn
Scroll To Top