Đang tải...
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)
Tư Vấn 1
0867812366 (Học ôtô - Cô Nhung)
Tư Vấn 2
0918374647 (Học xe máy A1 - Cô Chiến)

Phương án CNCH 2024

PHƯƠNG ÁN
Cứu nạn cứu hộ của Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Năm học 2024
 _________________________
 
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Để bảo vệ tài sản cơ quan, bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của cán bộ, giáo viên, và người lao động (CB, GV và NLĐ) bảo đảm an ninh, trật tự trong cơ quan, Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng xây dựng phương án và phân công nhiệm vụ thực hiện phương án cứu nạn cứu hộ (CNCH) và bảo vệ an ninh an toàn năm học 2024 tại Văn phòng Nhà trường, cụ thể như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ:

I. Vị trí địa lý:

Tên cơ sở:  Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Địa chỉ: Tổ 20, KP3, P. Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.
Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp: Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng
Điện thoại: 0251.656.6868                  Hotline: 08.678.12366
Cơ sở nằm ở khu mặt đường dân sinh, cách UBND Phường Long Bình Tân khoảng 6 km, cách trung tâm Tp. Biên Hòa khoảng 10 km, cách trung tâm tỉnh Đồng Nai khoảng 12km. Có tổng diện tích sử dụng 200m2..
- Phía Đông giáp: đường Bùi Văn Hòa
- Phía Tây giáp: Khuôn viên Cục Hậu cần/BTTM phía Nam
- Phía Nam giáp: Nhà dân.
- Phía Bắc giáp: Hàng rào và đất trống.

II. Giao thông bên trong và bên ngoài:

- Giao thông bên trong: Đường nội bộ thảm nhựa rộng và thoáng, xe chữa cháy hoạt động được liên tục.
- Giao thông bên ngoài: Văn phòng Trường Trung cấp Đinh Tiên Hoàng nằm dọc theo đường Bùi Văn Hòa cách Công an phường Long Bình Tân 5 km, Cách cách trung tâm Thành phố Biên Hòa 10 km. Giao thông thông suốt thuận lợi cho xe chữa cháy tiếp cận.
 Lưu ý vào giờ cao điểm (từ 6h30 đến 8h hoặc từ 16 h đến 17h30 các ngày) mật độ phương tiện giao thông lớn tại ngã tư Tân Cảng và vòng xoay cổng 11 có thể cản trở phương tiện cứu nạn cứu hộ của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH tiếp cận hiện trường.

 
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ:
* Đặc điểm kiến trúc xây dựng:
- Văn phòng là khu nhà làm việc cấp 4, nằm trong khuôn viên của Cục Hậu cần/BTTM phía Nam, phía trước giáp đường nhựa. Diện tích khuôn viên 200 m2, tổng diện tích xây dựng 175 m2. Gồm 1 dãy nhà cấp 4 tường gạch, nền gạch, mái tôn; 02 phòng học, 03 phòng làm việc, 01 kho và 01 nhà vệ sinh.
- Trang bị nội thất bên trong chủ yếu là bàn ghế làm việc, tủ sắt, tủ gỗ đựng hồ sơ, máy vi tính, 03 máy cabin mô phỏng đào tạo lái xe, bố trí thông thoáng, tất cả các phòng đều có cửa thoát ra phía trước.
* Nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người, phương tiện, tài sản khi sự cố, tại nạn xảy ra:
- Tính chất hoạt động: Phục vụ công tác tư vấn và đào tạo lý thuyết lái xe ô tô, mô tô A1.
- Chất cháy chủ yếu: Chập cháy ổ điện, tủ gỗ, cánh cửa, thiết bị dạy học, sách vở và dụng cụ học tập, máy vi tính, là những dụng cụ, thiết bị có thể dễ bắt lửa.
- Số người thường xuyên có mặt tại trường từ thứ 2 đến chủ nhật gồm: 23 học sinh, 10 cán bộ, giáo viên và nhân viên văn phòng.
- Những đặc điểm khi cháy: Nếu cháy xảy ra đám cháy sẽ nhanh chóng lan nhanh từ phòng học này sang phòng học khác theo các chất cháy như: Dây dẫn điện, cánh cửa hoặc do bức xạ nhiệt. Do mỗi phòng đều có cửa thoát ra phía ngoài đường nên công tác PCCC-CHCN gặp nhiều thuận lợi.
IV. Tổ chức lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:
1.Tổ chức lực lượng:
- Chỉ huy CNCH là: Đ/c Nguyễn Anh Tuấn; Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
- Trường hợp chỉ huy CNCH vắng mặt Đ/c Phó Hiệu trưởng giao quyền cho Đ/c Nguyễn Đỗ Quân – Trưởng PĐT làm chỉ huy CNCH tạm thời.
 Lực lượng PCCC-CNCH cơ sở gồm:
+ Đội PCCC&CNCH: 16 người đã được huấn luyện phòng cháy chữa cháy tại cơ sở.

 2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ

Toàn thể CB,GV,NV trong khu vực văn phòng nhà trường đã được huấn luyện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại cơ sở. Học viên học lái xe được trang bị kỹ năng thoát hiểm khi có sự cố cháy xảy ra.
Trong giờ hành chính 20 người, ngoài giờ 01 người (Giáo viên trực bảo đảm ANAT đã được huấn luyện PCCC)

V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở:

+   Bình chữa cháy MFZ4:        05 bình
+  Thang  cao 5 m    :               01 cái.
+ Câu liêm:                             01 cái
+  Xô, chậu xách nước  :      10 cái ( Huy động ở các phòng và căn tin)
+  Chăn lông, chăn dạ:         05 cái ( Huy động ở phòng trực)
+ Vòi nước:                         02 cái
Tất cả các phương tiện chữa cháy được đặt nơi thuận tiện cho việc chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN

1. Phương án xử lý tinh huống cứu nạn, cứu hộ phức tạp nhất:

- Vào lúc 9 giờ tại căn tin có sự cố cháy nổ.
- Nguyên nhân gây cháy do chập điện, lửa bén vào các dụng cụ của căn tin, chập điện nên ngọn lửa bùng nhanh. Trong căn tin có 1 người đã thoát ra khỏi vùng cháy.
2. Tổ chức triển khai chữa cháy:
- Thời gian triển khai lực lượng và phương tiện chữa cháy tại chỗ:  Phát hiện + thông tin + triển khai = 2 phút.
- Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa có mặt để chữa cháy:
+ Người phát hiện đám cháy đầu tiên phải hô to, báo động cho mọi người, báo ca trực cúp cầu dao điện.
+ Sử dụng nhanh chóng các phương tiện tại chỗ dập tắt đám cháy hoặc khống chế cháy lan sang khu vực khác.
+ Nhanh chóng cấp cứu người bị nạn ra khỏi khu vực cháy nếu có. Đưa học viên và mọi người ra khỏi khu vực cháy đến nơi an toàn.
+ Di chuyển tài sản đến nơi an toàn.
- Nếu chữa cháy ngoài khả năng của đơn vị thì Ban chỉ đạo PCCC của đơn vị báo ngay cho cơ quan cảnh sát PCCC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114,  cử người ra đón và chỉ đường cho xe chữa cháy. Gọi cảnh sát 113 hỗ trợ an ninh trật tự. Gọi cơ quan y tế 115 cứu người bị nạn.
- Cung cấp thông tin về vật tư, chất cháy, nguồn nước, đường di chuyển cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp biết.
- Kết hợp với Công an địa phương bảo vệ tài sản và trật tự  an ninh trong khu vực cơ sở.
- Khi đám cháy được dập tắt, chỉ huy chữa cháy tại chỗ ra lệnh giữ nguyên hiện trường chờ kiểm tra kết luận của Công an mới được thu dọn hiện trường.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Tổ thông tin liên lạc: Gồm 02 người  có nhiệm vụ thông báo sự cố cháy, báo báo bảo vệ cắt cầu dao điện. Báo cáo BCĐ PCCC để triển khai chữa cháy. Trường hợp cháy lớn ngoài kiểm soát của đơn vị thì gọi điện cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp theo số điện thoại 114.
- Tổ hướng dẫn thoát nạn: Hướng dẫn học sinh di chuyển đến nơi an toàn.
- Tổ chữa cháy và cứu nạn: 10 người sử dụng bình chữa cháy xách tay được đặt tại các tủ chữa cháy tại đơn vị, sử dụng các dụng cụ xô, chậu, chăn ướt… tiếp cận và tìm mọi cách khống chế đám cháy không để cháy lan sang khu vực khác.
- Tổ di chuyển tài sản và hồ sơ, tài liệu: Có nhiệm vụ di chuyển tài sản, hồ sơ và tài liệu đến nơi an toàn. Phối hợp với bảo vệ cơ quan bảo quản, trông coi hồ sơ, tài liệu đề phòng kẻ gian từ bên ngoài lợi dụng sơ hở để trộm cắp, phá hoại tài sản. Mở tất cả các cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người thoát nạn theo hướng đã quy định nhanh chóng ra khỏi khu vực nguy hiểm.
- Tổ cứu thương, hậu cần: Tìm kiếm, cứu người bị kẹt, bị nạn trong đám cháy, đưa họ ra nơi an toàn, sơ cứu ban đầu và gọi điện cho cấp cứu nếu cần thiết. Chuẩn bị bông băng và dụng cụ y tế cần thiết để phục vụ sơ cứu. Chuẩn bị lương thực, thực phẩm cho lực lượng chữa cháy nếu thời gian chữa cháy kéo dài.
- Trực cơ quan: Đón xe và lực lượng phối hợp tham gia chữa cháy, hướng dẫn đường đi và vị trí đỗ xe chữa cháy. Chốt chặn đường nội bộ phụ không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực cháy, hướng dẫn lực lượng PCCC và các lực lượng khác đến chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Bảo vệ tài sản cá nhân và cơ quan, chú ý đề phòng kẻ gian từ bên ngoài lợi dụng sơ hở để phá hoại tài sản, tài liệu. Phối hợp để bảo vệ hiện trường đám cháy khi đám cháy được dập tắt theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp để khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy.
4. Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng PCCC có mặt để chữa cháy.
Báo cáo tình hình diễn biến của đám cháy và số người bị nạn trong đám cháy (nếu có) với chỉ huy lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và nhường lại quyền chỉ huy chữa cháy cho chỉ huy chữa cháy chuyên nghiệp, tham gia vào Ban chỉ huy chữa cháy.

II. Phương án xử lý các tình huống cứu nạn, cứu hộ đặc trưng:

< >Tình huống 1:Giả định tình huống cháy:Điểm xuất phát cháy: Văn phòng nhà trường.Thời gian phát hiện cháy: khoảng 10h15’.Nguyên nhân: Do chập điện.Tóm tắt diễn biến của đám cháy như sau:Do ổ cắm điện bị chập, gây cháyNhanh chóng đến hiện trường đám cháy, tiến hành phân công, tổ chức chỉ huy công tác cứu chữa.Nhận báo cáo tình hình của đám cháy và công tác đã làm, nhanh chóng đến đám cháy chỉ huy công tác chữa cháy và hướng dẫn mọi người thoát khỏi khu vực đám cháy khi lãnh đạo cơ sở chưa có mặt.- Công tác thông tin:
+ Sau khi nhân được báo cháy lập tức gọi điện cho người đứng đàu cơ sở báo cáo tình hình và nhận lệnh chỉ đạo. Đồng thời gọi điện cho lực lượng cảnh sát PCCC chuyên nghiệp theo số máy: 114
+ Tiến hành cắt điện cửa hàng tránh hiện tượng chập cháy do ảnh hưởng từ đám cháy.
+ Luôn luôn giữ liên lạc nhận chỉ đạo từ lãnh đạo cơ sở và chỉ đạo của chỉ huy cảnh sát PCCC.
- Công tác chữa cháy:
+ Nhanh chóng đến hiện trường đám cháy, nhận sự chỉ huy của chỉ huy chữa cháy tiến hành công tác cứu chữa và thoát nạn.
+ Di chuyển tài sản tạo khoảng cách chống cháy lan.
+ Trông coi bảo vệ đề phòng trộm cắp tài sản.
+ Tiếp tục sử dụng các bình chữa cháy phun vào đám cháy nhỏ mới phát sinh nhằm khống chế sự phát triển của đám cháy.
- Công tác thoát nạn:
+ Yêu cầu đám đông sơ tán để tạo điều kiện cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp, xe cứu thương vào chữa cháy thực hiện nhiệm vụ.
+ Trực tiếp cử người hướng dẫn người trong khu vực đám cháy thoát nạn nơi an toàn.
+ Trực tiếp đưa người bị nạn ra khỏi đám cháy, tiến hành các biện pháp sơ cứu cần thiết.
* Nhiệm vụ của đôi viên đôi PCCC sử dụng điện
- Tập hợp lực lượng khi có báo động cháy.
- Nhận lệnh điều động của chỉ huy chữa cháy.
- Nhận lệnh phối hợp chữa cháy của lực lượng cảnh sát PCCC.

C. BỔ SUNG, CHỈNH SỬA PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:

TT Ngày,
tháng, năm
Nội dung bổ sung,
chỉnh sửa
Người xây dựng
phương án ký
Người phê
duyệt phương
án ký
         
         
         
         
         
         
         
         

D. THEO DÕI VÀ THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ:

Ngày,
tháng,
năm
Nội dung,
hình thức học,
thực tập
Tình huống
sự cố,
tại nạn
Lực lượng,
phương tiện
tham gia
Nhận xét,
đánh giá
kết quả
         
         
         
         
 
Biên Hòa, ngày     tháng     năm 2024 Biên Hòa, ngày     tháng     năm 2024
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
 
  
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
(Ký, ghi rõ họ tên)
  
 
Scroll To Top